Thịt đà điểu ngày càng được nhiều người yêu thích sử dụng trong các món ăn chính bởi hương vị thơm ngon đặc biệt cùng nguồn dinh dưỡng mà loài động vật này đem lại.
Ngoài những món giò truyền thống như giò bò, giò lụa, giò bê… thì món giò đà điểu là lựa chọn hấp dẫn cho bữa cơm lý tưởng của gia đình bạn. Cùng tìm hiểu cách làm món giò đà điểu hấp dẫn, đơn giản tại nhà ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Giò đà điểu – Món ngon đậm vị, hấp dẫn
Mục lục:
Cách làm giò đà điểu đơn giản tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt đà điểu có khổi lượng chiếm 90-95% trọng lượng giò.
Bì lợn có khối lượng chiếm 5-10% trọng lượng giò.
Gia vị: nước mắm nguyên chất, mì chính, hạt tiêu, ớt chín…
Lá chuối xanh.
Sơ chế nguyên liệu
Thịt đà điểu: Có khối lượng khoảng 90-95% của giò.
- Cách chọn thịt đà điểu ngon thích hợp để làm giò: Để có thể chọn thịt đà điêu tươi sống là rất khó do đà điểu chỉ được nuôi ở một số vùng chuyên canh đặc biệt, chúng ta chỉ có thể mua được thịt đà điểu đông lạnh ở trong các siêu thị lớn.
- Bạn nên chọn mua thịt đông lạnh tại những cơ sở uy tín, được đóng gói, hút chân không, nhãn mác ghi đầy đủ nguồn gốc xuất xứ và thời gian sử dụng. Có thể mua phần thịt đà điểu bao gồm phần da và gân, đây là một trong những phần làm nên sự đặc biệt cho món giò đà điểu.
Bì lợn: Khối lượng 5-10% của giò.
- Cách chọn bì lợn để có món giò đà điểu dai ngon sần sật: Trong thực tế bạn có thể dùng bì của tất cả các loại lợn để làm món giò này nhưng để cho món giò được ngon đúng vị thì không nên mua bì của lợn sề hoặc lợn già do bì của chúng dai và cứng.
- Nên chọn mua bì ở phần thịt thăn hoặc phần mông, không nên mua ở phần ba chỉ vì bì ở đây rất mềm và nhũn, khi ăn không đạt được cảm giác giòn đúng chất.
Lá chuối:
- Chọn những tàu lá lành, có kích thước rộng để khi trải ra gói bản lá to sẽ dễ gói hơn.
- Đem lá chuối hơ qua lửa cho mềm rồi dùng dao dọc hai bên đường sống, chỉ lấy phần lá. Đem đi rửa sạch rồi để ráo nước.
Ớt chín thái nhỏ.
Các bước tiến hành
Bước 1: Ướp thịt đà điểu. Thịt đà điểu đông lạnh được giã đông sau đó thái thành các miếng nhỏ có kích thước bằng bao diêm. Cho thịt vào tô đủ lớn, thêm nước mắm nguyên chất, đường, hạt tiêu, mì chính, ớt thái nhỏ vào ướp. Đảo đều lên cho gia vị ngấm vào từng thớ thịt. Ướp trong khoảng thời gian 30-35 phút.
Bước 2: Luộc bì lợn. Bì lợn được cạo sạch lông và phần mảng trắng trên đó rồi đem đi luộc. Bì được luộc chín thì đem cho vào nước lạnh để miếng bì co lại để giữ được độ giòn dai của nó. Ngâm khoảng 1-2 phút thì vớt ra để ráo nước. Dùng dao thái miếng bì thành các sợi dài nhỏ khoảng 3-5 mm.
Bước 3: Hấp cách thủy thịt đà điểu. Thịt đà điểu được xếp lên vỉ hấp rồi cho lên nồi trong đó đã có sẵn nước. Đun sôi nước sau đó để lửa nhỏ liu riu trong khoảng 20-25 phút cho đến khi thịt chín thì tắt bếp, cho thịt ra rồi để nguội.
Bước 4: Gói giò. Dùng lá chuối trải ra rồi xếp thịt đà điểu cùng bì lợn đều nhau cho lên trên lá chuối. Sau đó dùng tay cuộn thịt và bì chặt lại thành hình trụ tròn. Lấy dây cột các đầu và xung quanh quả giò sao cho thịt không bị lộ ra ngoài.
Bước 5: Hấp cách thủy giò. Sau khi giò được gói thành quả thì cho vào nồi hấp cách thủy trong 12 tiếng. Sau khi hấp thì vớt ra để nguội. Bạn đã có thể hưởng thụ thành quả của mình.
Yêu cầu thành phẩm đạt được của món giò đà điểu
- Quả giò: Có hình trụ tròn đẹp mắt, tròn trịa, lá bọc kín gò không bị lộ phần ở trong, dây cột chắc.
- Màu sắc: Giò có màu đỏ sẫm đẹp mắt cùng những đường trắng trong của bì lợn, khi thái ra còn nhìn rõ từng thớ thịt của miếng thịt đà điểu.
- Hương vị : Món ăn dậy mùi thơm của hạt tiêu, nước mắm nguyên chất cùng hương vị đặc biệt của thịt đà điểu.
- Vị: Giò đà điểu có 90-95% là nguyên liệu từ thịt đà điểu, gần như nguyên chất nên giò có vị ngọt của thịt gần như thịt bò nhưng vẫn có chút gì đó giống như thịt gia cầm, thêm vào đó cái cay cay tê tê nhẹ của ớt cùng vị đậm đà của các loại gia vị hòa trộn vào nhau tạo nên một món ăn tuyệt vời.
Bảo quản giò đà điểu đúng cách
Trong món giò đà điểu ngoài thịt đà điểu còn có bì lợn và các loại gia vị như nước mắm, hạt tiêu nên rất dễ bị hư hỏng. Vì vậy giò đà điểu cần được bảo quản đúng cách.
- Giò đà điểu đã được hấp chín nên có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng như vậy bạn chỉ có thể để được trong thời gian 4-6 ngày. Nếu muốn bảo quan trong thời gian lâu hơn, khoảng 10 ngày thì nên để trong ngăn đông lạnh.
- Khi bảo quản vào tủ lạnh nên dùng màng bọc thực phẩm hoặc túi nilon bọc kín giò lại, như vậy mùi vị của món giò không bị ướp vào các thực phẩm khác trong tủ cũng như giò mất đi hương vị ban đầu của nó.
- Khi muốn dùng giò đông lạnh bạn nên giã đông trước 4 tiếng nếu giã đông ở nhiệt độ thường hoặc 8 tiếng khi dùng ngăn mát tủ lạnh.
- Tốt nhất là nên mua lượng giò vừa đủ ăn trong 4 – 6 ngày, khi đó sẽ không cần bảo quản đông lạnh.
Thịt đà điểu ngày càng được nhiều người biết đến và yêu thích. Đây là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho các thành viên trong gia đình bạn. Mỗi dịp Tết đến, giò đà điểu là lựa chọn lý tưởng cho món quà ý nghĩa mà người ta dành tặng cho nhau với mong muốn đem lại sức khỏe dồi dào, năm mới sum vầy bên gia đình yêu thương. Nhanh tay đặt mua đặc sản hấp dẫn này ngay hôm nay nhé!