Bí quyết làm giò thủ bò – Hướng dẫn chi tiết xào và gói giò

Cách làm giò thủ bò đơn giản tại nhà

Cách làm giò thủ bò đơn giản tại nhà bạn đã biết chưa? Ngày Tết đang cận kề, đừng quên theo dõi bài viết dưới đây để học cách làm món giò thủ thơm ngon, giòn dai đậm vị quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết ấm cúng.

Giò thủ bò ăn mãi không ngán, không giống như các loại giò khác, vậy nên cùng bắt tay vào bếp chế biến món ngon hấp dẫn này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Làm giò bò xào như thế nào? Cách làm đơn giản tại nhà

Giò bò kết hợp cùng dưa hành - Đặc sản cho ngày Tết cổ truyền ấm cúng
Giò bò kết hợp cùng dưa hành – Đặc sản cho ngày Tết cổ truyền ấm cúng

Giò thủ là gì?

Giò thủ hay còn gọi là giò xào, giò hoa là món ăn được chế biến từ các bộ phận ở phần đầu của con bò hay lợn. Nó còn được gọi là món thịt nấu đông. Món ăn truyền thống này rất quen thuộc đối với những người Việt Nam. Trước đây giò thủ thường chỉ xuất hiện vào mâm cơm ngày Tết. Các gia đình thân thiết cùng chung nhau mua một con bò hoặc con lợn về thịt rồi chia nhau để ăn dần ngày Tết. Phần đầu được chế biến để làm món giò thủ.

Ngày nay khi cuộc sống càng hiện đại thì bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể mua được món ăn này một cách tiện lợi mà không cần phải tốn công làm.

Chuẩn bị nguyên liệu làm món giò thủ bò

Tùy theo nguyên liệu mà bạn chuẩn bị được, có thể dùng tất cả các nguyên liệu sau đây hoặc một vài nguyên liệu trong đó.

  • Tai  heo 500 gam.
  • Lưỡi bò 500 gam.
  • Da bò 100 gam.
  • Da đầu và mũi bò 200 gam.
  • Thịt chân giò 300 gam.
  • Nấm mèo 50 gam.
  • Nấm hương 100 gam.
  • Hành tím 2 củ.
  • Mộc nhĩ 100 gam.
  • Gia vị: nước mắm, bột nêm, đường, bột canh, hạt tiêu, dầu ăn.
Làm giò bò trong khuôn gói giò sẽ đẹp mắt và chắc thịt hơn
Làm giò bò trong khuôn gói giò sẽ đẹp mắt và chắc thịt hơn

Chuẩn bị dụng cụ:

Lá chuối bản to, không bị rách. Lá chuối được hơ qua lửa và rửa sạch. Dùng dao dọc lấy phần lá mềm.

Lạt.

Khuôn gói giò.

Xem thêm: Cách làm giò bò đơn giản, tiết kiệm, an toàn.

Các bước tiến hành làm giò thủ bò

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tai bò: Đầu tiên rửa sơ qua tai bò với nước muối loãng, dùng dao cạo hết phần bẩn và lông bên ngoài. Cạo sâu vào các phần kẽ tai. Như vậy sẽ giảm mùi hôi của tai heo. Tiếp đó dùng nước nóng để trần qua, thêm chút nước dấm vào nước để rửa, nhớ chà kĩ phần lỗ tai. Cho muối hạt vào xát lại tất cả tai. Rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo. Đem luộc chín rồi vớt ra thái chỉ lớn.
  • Lưỡi bò: Lưỡi bò thực sự rất khó làm vì lớp màng dày bên ngoài cùng mùi hôi đặc trưng của thịt bò. Chọn lưỡi càng nhỏ càng tốt, dùng bàn chải cọ sạch mặt dưới lưỡi rồi ngâm trong nước lạnh. Thay nước 3 lần. Thêm một nồi nước sạch cho tiêu, lá quế đặt lên bếp đun nhỏ lửa khoảng 1 giờ. Vớt ra cho vào nước lạnh, dùng dao nhẹ nhàng lóc tách màng trắng, cắt bỏ phần rìa cuối lưỡi. Thái lát móng theo chiều dài của lưỡi.
  • Da bò: Chọn da bò tơ chỗ phần thịt thăn vì phần này có độ dai và mềm vừa phải. Dùng lửa thui phần da bò cho cháy xém hết phần lông, lấy dạo cạo sạch. Rửa lại với nước rồi đem luộc. Sau khi chín thì vớt ra thái nhỏ theo chiều dài.
  • Da đầu và mũi bò: Giống như da bò, đầu tiên cũng đem hơ qua lửa rồi cạo hết phần lông. Trần qua nước sôi sau đó cạo làm sạch phần mũi. Rửa sạch rồi đem luộc chín. Thái miếng vừa ăn.
  • Thịt chân giò: Rửa sạch, luộc chín, đem thả vào nước lạnh, thái lát vừa.
  • Nấm mèo, nấm hương ngâm trong nước ấm, mộc nhĩ ngâm trong nước nóng. Rửa sạch rồi thái sợi nhỏ.
  • Hành tím bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn.
Cách làm giò bò xào đúng cách tại nhà thơm ngon
Cách làm giò bò xào đúng cách tại nhà thơm ngon

Bước 2: Ướp thịt

  • Cho tất cả các nguyên liệu đã được sơ chế tai heo, lưỡi bò, da bò, da đầu và mũi bò, thịt chân giò vào một cái tô đủ lớn.
  • Cho mắm, hạt tiêu, đường, bột nêm, bột canh… vào ướp trong khoảng 30 phút. Trong quá trình ướp thường xuyên đảo để cho gia vị ngầm đều vào nguyên liệu.

Bước 3: Xào thịt

  • Cho dầu ăn vào nồi, đợi nóng thì cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm.
  • Khi hành dậy mùi thơm thì cho tất cả nguyên liệu trên vào đảo đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Đảo đều tay cho gia vị ngấm đều vào từng miếng thịt. Sau khi phần thịt và da săn lại thì thêm mộc nhĩ vào đảo cùng, rồi lại cho thêm nấm mèo, nấm hương. Đun lửa vừa để phần thịt không bị chảy ra mỡ nhiều. Không nên xào quá lâu khiến giò bị khô,cứng. Tắt bếp.

Bài viết liên quan: Giò đà điểu – Hương vị mới lạ cho bữa ăn đậm vị

Những gói giò đẹp mắt
Những gói giò đẹp mắt

Bước 4: Gói giò

Có 3 cách gói giò dành cho bạn

Cách 1: Gói giò bằng chai nhựa

  • Cách này vừa tiện lợi lại dễ dàng thức hiện.
  • Cắt bỏ phần đầu chai, rửa sạch chai và đục một vài lỗ nhỏ ở dáy chai để sau khi làm xong có chỗ thoát phần nước dư.
  • Thịt nóng vừa thì cho vào chai, dùng moi hoặc tay nhét thịt thật chặt lại đến khi lấp đầy chai không có kẽ hở. Sau đó dùng lá chuối hoặc túi nilon đạy kín miệng chai.

Cách 2: Gói giò bằng lá chuối

  • Cách này sẽ hơi khó cho người chưa có kinh nghiệm vì giò cần được cuộn chặt và định hình bằng tay.
  • Trải lá chuối ra, cho hết phần thịt đã xào lên lá chuối. Dùng tay cuộn chặt lại thành hình tròn rồi dùng dây lạt gói chặt các cạnh của lá chuối, định hình quả giò không bị xô lệch và méo.
  • Treo quả giò lên để chảy hết phần mỡ.
Gói giò bằng lá chuối đòi hỏi sự khéo léo
Gói giò bằng lá chuối đòi hỏi sự khéo léo

Cách 3: Gói giò bằng khuôn

  • Rửa sạch khuôn. Lót giấy nilon vào đáy khuôn.
  • Sau đó đổ thịt xào vào, dùng tay nhồi thật chặt phàn thịt vừa xào. Dùng một vật nặng để lên trên dùng ép giò. Khuôn được chế biến thoogn minh chó chỗ thoát phần nước mỡ dư.

Lưu ý: Nên gói giò khi còn nóng, như vậy mới có độ kết dính.

Sau khi gói xong để ngoài cho tới khi giò nguội và chảy hết phần nước mỡ ngấy. Cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 8 tiếng thịt đông lại là có thể bỏ ra sử dụng. Bảo quản món ăn ở ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần bóc phần vỏ bên ngoài rồi thái từng khoanh ra dùng là được.

Món ăn sau khi chế biến cần đạt được yêu cầu sau:

  • Có các màu sắc xen kẽ nhau: màu hồng của thịt, trắng của tai, đen của mộc nhĩ cùng nâu của nấm.
  • Miếng giò có vị vừa ăn, ngọt thịt và khi nhai có cảm giác sần sật thích thú.
Những miếng giò hấp dẫn sau khi hoàn thành
Những miếng giò hấp dẫn sau khi hoàn thành

Giò thủ bò là một món ăn dân dã quen thuộc với hầu hết người con Việt Nam. Cách làm giò thủ bò cũng tương đối đơn giản vậy nên chị em nội trợ hoàn toàn có thể tự tay chuẩn bị cho gia đình những gói giò thủ chắc thịt, thơm ngon. Chúc các bạn thành công.

1.5/5 - (2 votes)