Giò me Nghệ An – Món ngon truyền thống cho mâm cơm đong đầy

Giò me Nghệ An - Món ngon ngày Tết cổ truyền

Giò me Nghệ An hay còn gọi là giò bê là một món ăn độc đáo của người dân xứ Nghệ. Những ai đã từng được thưởng thức món giò me hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon của món ăn này. Đặc biệt vào những ngày tết, đĩa giò me được trình bày đẹp mắt và trở thành món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm gia đình đối với người dân nơi đây.

Xem thêm: Các loại giò ngon ngày Tết?

Giò me Nghệ An - Món ngon ngày Tết cổ truyền
Giò me Nghệ An – Món ngon ngày Tết cổ truyền

Nguồn gốc món giò me Nghệ An

Me là tên gọi của con bê, đây là từ ngữ địa phương của những người miền Trung. Món ăn này được bắt nguồn từ Nghệ An. Thịt me được sử dụng trong món ăn là me dưới một tuổi của vùng núi rừng Nam Nghĩa – Nam Đàn. Thịt me thì ở địa phương nào chúng ta cũng có thể mua được nhưng cái hương vị đặc biệt của món giò me thì phải đến với Nghệ An mới đem lại đúng vị.

Nghệ An là một vùng đất du lịch nổi tiếng với những bãi biển như Cửa Lò, biển Cửa Hội… và đáng chú ý nhất là làng Sen quê Bác. Nếu bạn có dịp ghé qua nơi đây than quan và thưởng thức ẩm thực địa phương, đến những nhà hàng, quán ăn, hãy để ý danh sách những món ăn nơi đó, chắc hẳn không thể nào thiếu được tên của món giò me.

Cách làm món giò me Nghệ An

Lựa chọn nguyên liệu:

  • Thịt me: 1 kg. Chọn miếng thịt me ở phần sườn từ thịt thăn xuống, thịt càng tươi càng tốt. Nên chọn thịt me của con dưới 1 năm tuổi để món ăn đạt được vị ngọt và độ giòn thích hợp nhất.
  • Bì me.
  • Trứng gà.
  • Ớt tươi, tỏi, gừng.
  • Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu, bột canh, nước mắm.

Có thể bạn quan tâm: Cách chế biến thịt đà điểu

Chuẩn bị nguyên liệu làm giò me
Chuẩn bị nguyên liệu làm giò me

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Lá chuối: Chọn những tàu lá to, không bị rách. Hơ qua lửa để lá chuối không bị rách.  Dùng dao dọc sát phần sống lưng để lấy phần lá riêng. Rửa sạch hai mặt với nước rồi để ráo.
  • Lạt dùng để cố định hình dạng của giò.
  • Giấy bạc.

Quy trình chế biến:

Cách 1: Làm giò me nguyên miếng

  • Thịt me để nguyên tảng, gồm cả phần bì đem đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Gừng và tỏi băm nhuyễn.
  • Ướp gia vị gồm: Gừng và tỏi băm nhuyễn, hạt nêm, hạt tiêu, bột canh, nước mắm. Dùng tay xoa đều để gia vị được ngấm vào những thớ thịt. Ướp trong khoảng 15-20 phút.
  • Gói giò: Trải lớp giấy bạc ở dưới cùng, xếp lên trên một lớp lá chuối bản to, không bị rách. Cuộn tròn miếng thịt me đặt vào giữ lá chuối. Khéo léo dùng lá chuối cuộn chặt và khít miếng thịt me đã cuộn tròn. Dùng lạt cố định lại chiều ngang của quả giò. Làm tương tự với giấy bạc. Theo chiều ngang, cứ cách một đốt ngón tay lại dùng dây lạt buộc vào và cố định theo chiều dọc để quả giò đạt được độ chắc chắn.
  • Hấp giò: Cho nước vào nồi hấp. Để quả giò đã gói hoàn tất lên vỉ hấp. Sau khi nước sôi thì cho về chế độ lửa nhỏ. Khi hấp cần chú ý bổ sung nước để không bị cạn.
  • Hấp trong khoảng 6 tiếng là bạn đã hoàn thành miếng giò me.
Những miếng giò me chắc tay, ngọt thơm, dai giòn hấp dẫn
Những miếng giò me chắc tay, ngọt thơm, dai giòn hấp dẫn

Cách 2: Giò me thái miếng

  • Thịt me rửa sạch, đẻ ráo nước rồi lọc riêng phần bì me đem đi xay nhuyễn. Thịt me được thái ra thành những miếng nhỏ.
  • Ướp gia vị giống như cách 1.
  • Đánh trứng gà đều tay để hòa lòng trắng cùng lòng đỏ. Sau đó dùng chảo để tráng một lớp thật mỏng trứng gà.
  • Gói giò: Trải một lớp giấy bạc dưới cùng, Cho lá chuối lên trên. Lớp đầu tiên sẽ là trứng gà tráng mỏng, sau đó bì me xay sẽ được giàn đều lên trên. Cuối cùng cho những miếng thịt thái nhỏ vào giữa. Bước cuối cùng đòi hỏi sự khéo léo của người nghệ nhân để làm sao cuộn giò thành hình tròn rồi dùng lạt buộc chặt lại tạo thành những quả giò quen thuộc.
  • Hấp giò: Giò được đem đi hấp cách thủy trong khoảng 6 tiếng.

Giò sau khi hấp chín không được sử dụng ngay mà phải để nguội tự nhiên rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau một ngày là bạn đã có thể lấy ra và sử dụng.

Món giò me khi ăn thường được thái mỏng. Ăn giò me để cảm nhận được hết vị ngon của nó còn cần một chén nước chấm tương chua thần thánh. Hoặc chỉ cần một chén tương ớt là đã đủ tất cả để bạn có thể thưởng thức cùng gia đình.

Khác biệt của giò me với những loại giò truyền thống

Giò bò, giò lợn khi chế biến cần phải dùng máy xay giò làm cho thịt nhuyễn ra. Ngoài ra còn phải sử dụng một số chất phụ da để có được sự gắn kết của miếng giò. Nếu không giò sẽ bị bở. Còn đối với giò me, bạn có thể để nguyên miếng thịt to hoặc thái nhỏ rồi ướp với những gia vị quen thuộc như nước mắm, hạt tiêu, bột canh… là có thể đem đi gói.

Tham khảo: Cách làm giò đà điểu đơn giản tại nhà

Giò me khác với giò lụa truyền thống như giò lợn, giò bò xay nhuyễn. Giò được làm từ nguyên liệu chính là thịt me nguyên tảng được lấy từ phần lưng xuống phần bụng, bì me cùng các gia vị đặc biệt hoàn toàn. Món ăn không sử dụng chất bảo quản thực phẩm hay chất phụ gia nào. Tất cả được cuộn tròn và gói lại bằng lá chuối.

Cách làm thì đơn giản nhưng để có được những lát giò me hồng hào, thơm ngon đòi hỏi phải có sự khéo léo, kinh nghiệm của người chế biến. Tất cả những công đoạn làm giò đó đã tạo nên những nét khác biệt của giò me xứ Nghệ.

Những lát giò me hồng hào, thơm ngon đòi hỏi phải có sự khéo léo của người chế biến
Những lát giò me hồng hào, thơm ngon đòi hỏi phải có sự khéo léo của người chế biến

Cách bảo quản giò me

Giò me muốn giữ được lâu thì phải được để cả quả nguyên vẹn trong ngăn đá tủ lạnh. Theo những đầu bếp có kinh nghiệm lâu năm thì giò me có thể để được tới 6 tháng với nhiệt độ âm. Trước khi sử dụng đem để xuống ngăn mát 1-2 ngày là bạn có thể dùng như bình thường.

Nếu sử dụng trong thời gian ngắn, hãy để giò me ở ngăn mát. Như vậy bạn có thể dùng trong 3-5 ngày mà không sợ giò me bị hỏng. Mỗi lần ăn thì để một lượng vừa đủ ở ngăn mát. Không nên để nhiều quá không ăn kịp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giò.

Với vị ngọt tự nhiên từ thịt, ăn không ngấy, không bị khô, lớp bì me giòn mềm, lóng lánh đẹp mắt kết hợp với gia vị đậm đà, vị cay nồng thơm của gừng, hạt tiêu, tỏi tạo nên món giò me Nghệ An hấp dẫn đến khó cưỡng.

Đánh giá post